flatnews

Thông tin cập nhật các cổ phiếu của công ty chứng khoán [GEX] [PVT] [VIC] [GMD] [VSC]

VDSC cập nhật GEX Sau khi Bộ Công Thương thoái toàn bộ vốn vào tháng 12/2015, Gelex không còn là doanh nghiệp nhà nước và bắt đầu t...


VDSC cập nhật GEX
Sau khi Bộ Công Thương thoái toàn bộ vốn vào tháng 12/2015, Gelex không còn là doanh nghiệp nhà nước và bắt đầu tái cấu trúc để trở thành một tập đoàn tư nhân hoạt động đa ngành.
Gelex tái cấu trúc theo 3 lĩnh vực chính là:
  1. Công nghiệp gồm ngành thiết bị điện và nhóm ngành công nghiệp khác;
  2. Hạ tầng gồm ngành logistic, năng lượng và nước sạch;
  3. Bất động sản.
Trong đó Gelex đặc biệt chú trọng mảng thiết bị điện.
GEX đã chuyển toàn bộ vốn ở các công ty con hoạt động trong ngành điện về Công ty TNHH Thiết bị điện GELEX (Gelex sở hữu 100%, trước đó là Công ty TNHH MTV thiết bị đo điện - EMIC.
Gelex cũng tiết lộ ý định sẽ tăng tỷ lệ sở hữu và hủy niêm yết các công ty nêu trên. VDSC cho rằng động thái này phù hợp định hướng phát triển trọng tâm ngành thiết bị điện và cho thấy GEX lạc quan về triển vọng của các công ty này. Do đó, GEX muốn tăng sở hữu để nắm quyền chi phối, hợp nhất doanh thu và lợi nhuận vào Tổng công ty. Ban lãnh đạo công ty cho biết việc hủy niêm yết sẽ được thực hiện theo lộ trình phù hợp với quy định của các cơ quan quản lý, nhằm mục đích giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến việc niêm yết như lưu ký, công bố thông tin định kỳ và tổ chức các cuộc họp. Nhờ đó, các công ty con trong ngành công nghiệp thiết bị điện có thể tập trung nguồn lực để sản xuất.
Mặc dù VDSC không phủ nhận các yếu tố nêu trên, VDSC cho rằng minh bạch thông tin là một vấn đề cần lưu ý khi các công ty con của ngành thiết bị điện không còn là công ty đại chúng.
Trong thời gian sắp tới, GEX có kế hoạch tăng sở hữu tại Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh (UpCOM: TBD) để Đông Anh trở thành công ty con của Gelex. Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh chuyên sản xuất máy biến áp phân phối, trung gian, các loại máy biến áp truyền tải có điện áp đến 500kV, công suất đến 900MVA, các loại biến áp khô và máy biến áp chuyên dùng khác. Trong trường hợp Gelex mua chi phối TBD thành công, GEX sẽ đảm bảo triển khai kinh doanh đầy đủ các mảng thiết bị điện cao thế, trung thế, hạ thế.
Gelex kỳ vọng sẽ tăng tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thiêt bị điện sau khi "về chung một nhà" bằng cách:
Thu mua tập trung nguyên vật liệu và phân phối cho các công ty con: Một số nguyên liệu đầu vào chính như dây đồng, nhựa,..được Công ty TNHH Thiết bị điện GELEX mua với khối lượng lớn, sau đó phân phối lại cho các công ty con. Vì vậy, Gelex Electric có khả năng đàm phán giá với các nhà cung cấp, giúp chi phí nguyên vật liệu đầu vào và kiểm soát chất lượng.
Đàm phán hợp đồng trọn gói và bán chéo sản phẩm trong hệ thống: Mỗi công ty con có thế mạnh về phân phối riêng chủ yếu bắt nguồn từ đặc thù sản phẩm. Ví dụ: THI chuyên sản xuất máy biến áp, do đó sẽ có lợi thế phân phối cho khách hàng EVN hơn HEM chuyên sản xuất và sửa chữa động cơ điện. Sau khi tái cấu trúc, Công ty TNHH Thiết bị điện Gelex có thể đàm phán các hợp đồng trọn gói cho các khách hàng lớn như EVN, bán chéo các sản phẩm trong hệ thống, qua đó đẩy mạnh được tiêu thụ cho mảng thiết bị điện. Khách hàng chỉ cần liên hệ với Gelex Electric là có thể tìm thấy đầy đủ các sản phẩm đáp ứng nhu cầu.
Tối ưu hóa hoạt động sản xuất: Hợp nhất dây chuyền sản xuất ở các công ty con, loại bỏ những dây chuyền trùng lắp, hoặc chuyển đổi sản phẩm của các dây chuyền để đạt lợi thế quy mô, cắt giảm chi phí. Đây là nguyên nhân chính khiến Gelex chuyển phần vốn tại CTCP Chế tạo máy điện Việt Nam – Hungari (VIHEM) cho CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội (HEM), hai công ty này đều chuyên sản xuất động cơ điện.
Thoái vốn tại K.I.P và Gelex Campuchia: Ngày 24/8/2018 GEX đã bán đa số cổ phần của CTCP K.I.P Việt Nam (UpCOM: KIP) chỉ còn nắm giữ 72,000 cổ phần. Theo đó CTCP K.I.P Việt Nam không còn là công ty con của Gelex. Gelex tiến hành thoái vốn tại CTCP K.I.P Việt Nam vì quy mô và chất lượng sản phẩm của công ty này không phù hợp. Ngoài ra, Gelex cũng đang tiến hành thoái vốn tại Công ty TNHH Gelex Campuchia.
Quan điểm: Sau khi hoàn thành quá trình M&A và tái cấu trúc, GEX sẽ đảm bảo triển khai kinh doanh đầy đủ các mảng thiết bị điện cao thế, trung thế, hạ thế. VDSC cho rằng cơ cấu sản phẩm đa dạng và trải dài đủ các mảng là một lợi thế của GEX. Các công ty con trong mảng thiết bị điện của GEX đều có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành, do đó  việc gia tăng sở hữu cùng với các biện pháp cải tổ quản lý hứa hẹn sẽ đem lại kết quả khả quan. Minh bạch thông tin sau khi hủy niêm yết các công ty con và cơ cấu quản lý tập trung thông qua công ty holding Gelex Electric vẫn là những vấn đề đáng lưu tâm. Tựu trung lại, VDSC cho rằng việc tái cơ cấu ngành thiết bị điện sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho GEX.

VCSC cập nhật tin PVT
* Doanh thu và LNTT của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT) trong 9 tháng 2018 tăng 28,2% YoY (so với cùng kỳ) và 41,7% YoY, đạt lần lượt 5,7 nghìn tỷ đồng và 540 tỷ đồng. Tăng trưởng LNTT mạnh mẽ đến từ
1) hiệu suất hoạt động của các tàu chở dầu gia tăng,
2) giá thuê ngày cao hơn của Kho nổi Đại Hùng Queen
3) lợi nhuận bất thường từ thanh lý tàu Hercules.
* Doanh thu và LNTT sơ bộ 9 tháng này đã hoàn thành lần lượt 84,1% và 67,1% dự báo tương ứng cả năm của VCSC. Kết quả này cho thấy KQKD quý 3 khá thấp (-53,8% YoY), có thể là do ghi nhận trước chi phí bảo dưỡng trong quý 3. Dù vậy, VCSC vẫn duy trì quan điểm lạc quan về triển vọng tăng trưởng dài hạn của công ty đến từ nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, và hợp đồng vận chuyển LPG mới. Trong khi VCSC có thể điều chỉnh giảm nhẹ lợi nhuận dự phóng 2018 khoảng 3-5% khi báo cáo tài chính đầy đủ được công bố, VCSC cho rằng sẽ không có thay đổi đáng kể đến khuyến nghị MUA của chúng tôi.
* VCSC hiện đang khuyến nghị giá mục tiêu 21.700 đồng, tương ứng với tổng mức sinh lời 20% (bao gồm lợi suất cổ tức 5,3%). PVT hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 5,1 lần.

VCSC cập nhật tin VIC
* Vincommerce, công ty chuyên về bán lẻ hàng tiêu dùng do Tập đoàn Vingroup (VIC) sở hữu cổ phần 64%, đã mua lại thành công 100% cổ phần Fivimart. TGĐ Vincommerce cho biết bước đi này nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới của Vincommerce không chỉ tại các dự án nhà ở Vinhomes và các trung tâm thương mại Vincom Retail mà còn sang các khu vực khác trên cả nước. Công ty không đưa ra bình luận chi tiết về giá trị giao dịch.
* Thành lập năm 2007, Fivimart là một chuỗi siêu thị lớn tại miền Bắc với 23 siêu thị, chủ yếu tại các khu vực có mật độ dân cư cao tại Hà Nội với vị trí thuận tiện. Aeon, sau khi mua lại cổ phần 30% tại Fivimart đầu năm 2015, gần đây đã thông báo chấm dứt hợp tác,mà không công bố giá trị giao dịch.
* Sau khi sáp nhập, toàn bộ các cửa hàng Fivimart sẽ được chuyển sang mô hình siêu thị VinMart và có bổ sung thêm các sản phẩm từ hệ thống của VIC như nông sản VinEco, thức ăn chế biến sẵn, và các sản phẩm chăm sóc nhà ở. Sau khi sáp nhập, Vincommerce dự kiến sẽ sở hữu 100 siêu thị, cao hơn so với giả định hiện nay của VCSC là 80 cửa hàng vào cuối năm 2018. Theo đó, VCSC nhiều khả năng sẽ điều chỉnh tăng dự báo số cửa hàng VinMart trong báo cáo cập nhật. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này nhiều khả năng sẽ thúc đẩy dự báo doanh thu 2019 thay vì 2018 vì VCSC dự báo các cửa hàng Fivimart sẽ cần một vài tháng để hòa nhập vào hệ thống VinMart.
* Tại mức giá đóng cửa hôm nay, VIC hiện đang giao dịch tại mức P/E 47,4 lần và P/B 6,3 lần cho năm 2018.

BSC khuyến nghị MUA cp GMD – giá mục tiêu 36.838 đồng/cổ phiếu
Định giá: BSC khuyến nghị MUA cổ phiếu GMD với giá mục tiêu cho cuối năm 2018 là 36,838 đồng, với mức sinh lời 30% so với giá đóng cửa ngày 05/10/2018 là 28,350 đồng dựa trên 2 phương pháp DCF và EV/EBITDA (đã loại trừ DT tài chính). Hiện, GMD đang được giao dịch với P/E TTM là 4.21x (nếu loại trừ thu nhập bất thường P/E TTM là 24x) và P/B TTM là 1.25x.
Dự báo KQKD: BSC dự báo DT và LNST 2018 lần lượt đạt 2,590 tỷ (-35% YoY) và 1,876 tỷ (+269% YoY), tương đương EPS FW 2018 là 5,908 đồng (+201% YoY) nhờ vào LN từ thanh lý các công ty con gần 1,520 tỷ. Nếu loại trừ LN bất thường, LNST đạt 521 tỷ (-11% YoY) và EPS FW đạt 1,248 đồng (-36% YoY), tương đương P/E FW là 22.72x.
Catalyst
(1) Room ngoại sẽ hở 6% (tương đương với 14 triệu cổ phiếu) khi GMD tăng tỷ lệ sở hữu NĐTNN lên 49% vào Q3/2018.
(2) Dự thảo thông tư điều chỉnh khung giá dịch vụ cảng biển:
• Khu vực I (Bắc): Theo 2 phương án (1) Tăng 10% khung giá các cảng không thuộc khu vực Lạch Huyện và khu vực Lạch Huyện sẽ giữ nguyên. (2) Giá dịch vụ tăng 10% theo từng năm theo lộ trình 2019 - 2021.
• Khu vực II (Trung): Giá dịch vụ bốc dỡ tăng trung bình 11%.
• Khu vực III (Nam): Tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, khung giá bốc dỡ container XNK và tạm nhập & tái xuất có thể tăng trung bình 0% - 6%, trong khi giá bốc dỡ container 20 - 40 ft trung chuyển, quá cảnh lại giảm trung bình 15% - 19%.
Rủi ro đầu tư
(1) Cảng quốc tế Lạch Huyện đi vào HĐ gây tình trạng dư cung, đe dọa sản lượng thông qua tại hệ thống cảng Hải Phòng của GMD.
(2) Mảng cao su (chiếm 16% tài sản) vẫn chưa giải được bài toán khó với khoản lỗ 6T2018 gần 95 tỷ. Hiện, GMD đang tìm đối tác nhằm thoái khỏi mảng này.
Cập nhật doanh nghiệp: KQKD H1/2018 ghi nhận DTT và LNTT của GMD lần lượt đạt 1,299 tỷ (-31% YoY) và 1,790 tỷ (+586% YoY). KQ này lần lượt hoàn thành 54% và 84% kế hoạch DT và LNTT mà công ty đã đặt ra. Trong đó, 1,520 tỷ (86% LNTT) đến từ việc chuyển nhượng các công ty con.
BLNG 6T2018 tăng lên 37% (từ mức 25% H1/2017) do không còn hợp nhất DT công ty logistics (vốn có BLN thấp).
(1) Mảng cảng (79% DT): DT cảng 6T2018 đạt 1,023 tỷ (+24% YoY) nhờ sản lượng thông qua tăng 15% lên 913,000 TEUs. Sau khi hoàn tất thoái vốn khỏi các dự án ngoài ngành, GMD sẽ tập trung hoàn toàn vào khai thác cảng nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời:
• Cảng Nam Đình Vũ GĐ 1 (đi vào HĐ từ Q2/2018) giúp tổng công suất cụm cảng Hải Phòng của GMD nhận thêm 500,000 TEUs (+11% YoY), capex là 75 triệu đô. GĐ 2 dự kiến triển khai vào Q3/2018 và hoàn tất trong Q1/2020 với capex là 75 triệu đô. BSC kỳ vọng cảng Nam Đình Vũ GĐ 1 sẽ tạo đà tăng trưởng vững chắc cho GMD trong GĐ 2019 – 2020 khi đạt công suất 100%.
• Dự án cảng Gemalink – Cái Mép GĐ 1 (1.5 triệu TEUS) đang chờ phê duyệt tín dụng từ 4 ngân hàng lớn, dự kiến sẽ giải ngân vào T10/2018 và triển khai XD trong Q4/2018.
(2) Mảng logistics (21% DT): DT H1/2018 đạt 274 tỷ (-74% YoY) do không còn hợp nhất DT từ công ty logistics. Chúng tôi cho rằng mảng logistics của GMD sẽ được hưởng lợi từ đối tác CJ nhờ cơ sở khách hàng lớn, năng lực công nghệ và kinh nghiệm sẵn có.

HSC khuyến nghị KHẢ QUAN cp GMD – giá mục tiêu 34.000 đồng/cổ phiếu;
CTCP Gemadept (GMD – Khả quan) – GMD là doanh nghiệp cảng biển tư nhân lớn nhất ở Việt Nam với tổng công suất là 2,1 triệu TEU /năm. GMD là doanh nghiệp đầu ngành nhưng khó tiếp cận cổ phiếu – Hoạt động cảng biển là mảng kinh doanh quan trọng nhất của GMD, đóng góp 45% doanh thu và 70% lợi nhuận gộp. Trong năm 2017, hệ thống cảng của GMD đã tiếp nhận 1,46 triệu TEU (tăng 11%), và theo đó thị phần cả nước của GMD đạt 10%. Trong đó;
• Các cảng ở phía Bắc của GMD (gồm Nam Hải Đình Vũ, Nam Hải, Nam Đình Vũ) tiếp nhận xếp dỡ 0,822 triệu TEU (tăng 5%), chiếm 19% thị phần phía Bắc.
• Các cảng phía Nam của GMD (Phước Long) tiếp nhận xếp dỡ 0,636 triệu TEU (tăng 19%), chiếm 7% thị phần phía Nam.
Cho năm 2018, HSC dự báo doanh thu thuần giảm 32% so với cùng kỳ và LNST tăng trưởng 194% - HSC đã điều chỉnh giảm 10% dự báo doanh thu và giảm 2% dự báo LNST do HSC giảm 7% dự báo lượng hàng hóa qua cảng. HSC hiện dự báo doanh thu thuần đạt 2.679 tỷ đồng (giảm 32%) và LNST đạt 1.706 tỷ đồng (tăng trưởng 194%) so với dự báo trước đó là doanh thu thuần đạt 2.980 đồng (giảm 24%) và LNST đạt 1.725 tỷ đồng (tăng trưởng 197%). Theo đó, HSC dự báo EBITDA đạt 1.127 tỷ đồng (tăng trưởng 13%), EV/ EBITDA dự phóng năm 2018 là 9,02 lần. HSC dự báo LNTT năm 2018 đạt 2.091 tỷ đồng (tăng trưởng 221%). Nếu không tính lãi từ thoái vốn và thu nhập khác, thì LNTT từ hoạt động kinh doanh chính là 671 tỷ đồng (tăng trưởng 6%). HSC dự báo LNST đạt 1.705 tỷ đồng (tăng trưởng 194%). HSC dự báo EPS dự phóng 2018 là 5.186 đồng /cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng là 5,4 lần.
HSC dự báo doanh thu thuần đạt 2.993 tỷ đồng (tăng trưởng 12%) và LNST đạt 606 tỷ đồng (giảm 64% so với năm 2017). EBITDA là 1.281 tỷ đồng (tăng trưởng 14%), tương đương EV/EBITDA dự phóng 2019 là 7,7 lần. HSC dự báo LNTT năm 2019 đạt 716 tỷ đồng (giảm 66% so với năm 2018). Nếu không bao gồm lợi nhuận thoái vốn và lợi nhuận khác, LNTT từ mảng kinh doanh chính dự báo đạt 812 tỷ đồng (tăng trưởng 21%). HSC dự báo LNST là 606 tỷ đồng (giảm 64%). HSC dự báo EPS dự phóng 2019 là 1.518 đồng /cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng là 18,7 lần.
Giá cổ phiếu giảm do không còn room nước ngoài – Giá cổ phiếu đã giảm 13% so với đầu năm. Cổ phiếu không có nhiều giao dịch khi room khối ngoại đã kín. KLGD bình quân ngày là 1.423.041 cổ phiếu, cho GTGD bình quân là 38,5 tỷ đồng trong 25 ngày gần đây. Tỷ lệ free float chính thức là khoảng 51%, tuy nhiên nếu điều chỉnh với những sở hữu gián tiếp của các bên liên quan, tỷ lệ này giảm còn khoảng 26%.
HSC ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu là 34.000đ, tương đương EV/EBITDA năm 2018 là 10,5 lần. HSC hiện dự báo LNST năm 2018 tăng trưởng 194% và tiếp tục tăng trưởng 67% trong năm sau khi khoản lợi nhuận không thường xuyên từ thoái vốn đóng góp phần lớn lợi nhuận trong năm nay sẽ không còn trong sau. GMD là doanh nghiệp cảng biển tư nhân lớn nhất ở Việt Nam với 10% thị phần trên cả nước. Với hệ thống cảng biển trên cả nước có thể tiếp nhận xử lý 1,46 triệu TEU hàng hóa /năm; tương đương 10% thị phần. GMD còn có 1 công ty liên kết với một cảng tiếp nhận xử lý hàng hóa bằng đường hàng không tại Sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM. GMD vẫn nắm 49% cổ phần tại mảng logistic (công ty đã bán 51% cổ phần cho CJ logistics). Hiện công ty cũng đang vận hành mảng vận tải biển nhưng có tỷ suất lợi nhuận thấp. Triển vọng tích cực trong 5 năm tới nhờ công ty tập trung vào mảng cảng biển có tỷ suất lợi nhuận cao. HSC kỳ vọng GMD sẽ giữ vị thế áp đảo trong lĩnh vực này với thị phần theo dự báo của HSC sẽ tăng lên 26% vào năm 2022. Nhờ công suất cảng biển tăng gấp đôi lên 4,4 triệu TEU. Trong khi đó mảng logistic tăng trưởng ổn định nhờ sáp nhập với CJ Logistics. Chúng tôi giữ quan điểm tích cực đối với cổ phiếu mặc dù cổ phiếu khó tiếp cận do NĐT sở hữu cô đặc.

HSC khuyến nghị VSC – giá trị hợp lý là 50.000 đồng/cổ phiếu
Điều chỉnh khung giá dịch vụ cảng biển chỉ có tác động nhỏ đến hoạt động cảng biển. Câu chuyện tăng trưởng dài hạn dựa trên gia tăng thương mại. VSC vẫn là lựa chọn đầu ngành cho đầu tư. Cổ phiếu cảng biển tăng mạnh trong những ngày gần đây sau khi Bộ Giao Thông Vận Tải công bố dự thảo thông tư điều chỉnh giá dịch vụ cảng biển. Thông tư đề xuất cụ thể như sau:
• Giảm giá sàn cho container nội địa - Giá sàn áp dụng cho dịch vụ bốc dỡ container nội địa từ tàu vào cảng và ngược lại sẽ được điều chỉnh giảm: Ø 18% đối với container 20 feet từ 350.000 đồng xuống 286.000 đồng. Ø 10% đối với container 40 feet từ 539.000 đồng xuống 483.000 đồng. Áp dụng từ 1/1/2019.
• Tăng giá sàn cho container quốc tế - Giá sàn áp dụng cho dịch vụ bốc dỡ container quốc tế từ tàu vào cảng và ngược lại sẽ được điều chỉnh tăng theo 2 phương án sau:
(1) Phương án 1 ØGiá sàn sẽ điều chỉnh tăng 10% từ 30 USD lên 33 USD cho container 20 feet và từ 45 USD lên 50 USD cho container 40 feet từ 1/1/2019 cho các cảng ngoại trừ cảng Lạch Huyện. Ø Giá sàn áp dụng cho cảng Lạch Huyện sẽ được giữ nguyên ở mức 46 USD cho container 20 feet và 68 USD cho container 40 feet.
(2) • Phương án 2 Ø Giá sàn sẽ điều chỉnh tăng 10% (từ 30 USD lên 33 USD cho container 20 feet và từ 45 USD lên 50 USD cho container 40 feet) từ 2019. Ø Và tăng tiếp 12% từ 2020 (lên 37 USD cho container 20 feet và 56 USD cho container 40 feet). ØVà tăng tiếp 11% từ 2021 (lên 41 USD cho container 20 feet và lên 62 USD cho container 40 feet). Ø Giá sàn áp dụng cho cảng Lạch Huyện sẽ được điều chỉnh tăng 13% từ 2021 (từ 46 USD lên 52 USD cho container 20 feet và từ 68 USD lên 77 USD cho container 40 feet).
Bộ Giao Thông Vận Tải bắt đầu quy định giá sàn cho dịch vụ bốc dỡ container từ tàu vào cảng và ngược lại từ 1/7/2017. Giá sàn là mức giá tối thiểu các nhà vận hành cảng thu của các hãng tàu để bốc dỡ hàng hóa từ tàu vào bến cảng, xà lan và xe tại cảng và ngược lại. Bộ Giao Thông Vận Tải đang lấy ý kiến các nhà vận hành cảng biển và kỳ vọng thông tư này sẽ được phê duyệt vào Q4/2018.
HSC lưu ý rằng, dịch vụ bốc dỡ container đóng góp khoảng 60% doanh thu vận hành cảng biển, theo sau bởi dịch vụ lưu kho bãi và các dịch vụ khác. Các nhà vận hành cảng biển tiếp nhận chủ yếu hàng hóa từ các hãng tàu quốc tế, do đó ảnh hưởng ròng của việc điều chỉnh giá dịch vụ trên là tăng doanh thu bốc dỡ container khi giả định khối lượng hàng hóa không đổi.
Mặc dù giá dịch vụ bốc dỡ container tăng nhẹ, dự thảo thông tư này sẽ có ảnh hưởng nhỏ đến cung /cầu vốn thay đổi không ngừng về dịch vụ cảng biển ở Hải Phòng. Các nhà vận hành cảng biển tính phí chung nên việc tăng giá dịch vụ bốc dỡ sẽ được bù bởi giảm giá các dịch vụ khác mà không bị quy định. Động lực chính của giá dịch vụ sẽ là việc dư thừa công suất ở khu vực này, dẫn đến giá dịch vụ bình quân đang giảm dần. Cụ thể, dựa trên kế hoạch hiện tại, hiệu suất của các cảng ở Hải Phòng sẽ giảm từ 90% trong năm 2017 xuống 73% vào cuối năm 2018. Trong bối cảnh này, việc điều chỉnh nhỏ trong giá sàn cho container nội địa và quốc tế sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ đến giá chung. Các nhà vận hành cảng biển sẽ dễ dàng giảm giá các dịch vụ khác để bù đắp cho hãng tàu. Do vậy, HSC dự báo giá bình quân dịch vụ ở khu vực này sẽ giảm 5% trong 2018 và giảm tiếp 3% trong năm 2019.
HSC nhận định rằng có câu chuyện dài hạn trong vận hành cảng biển dựa trên việc HSC tự tin rằng thương mại sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức CAGR đạt 17% trong 3 năm tới nhờ một phần từ tăng trưởng FDI. HSC kỳ vọng FDI sẽ tăng trưởng ở mức CAGR đạt 14% trong cùng giai đoạn. Ảnh hưởng của tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đối với thương mại của Việt Nam đang được thảo luận nhiều. HSC nhận thấy việc tranh chấp thương mại kéo dài sẽ là yếu tố tích cực cho Việt Nam nhờ việc chuyển đổi năng lực sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Cố phiểu đã bật lên nhờ tin tức liên quan đến dự thảo thông tư nhưng câu chuyện chỉ có giá trị thoáng qua và không phải động lực lớn theo quan điểm của HSC. Chúng tôi kỳ vọng VSC sẽ tăng tưởng LNST 25% vào năm 2018 và 11% vào năm sau. VSC vẫn là lựa chọn đầu ngành cho đầu tư do việc khó tiếp cận của cổ phiếu GMD.

Related

NEWS 8283397481607953976

Đăng nhận xét Default Comments

emo-but-icon

Hot in week

Ý tưởng

Recent

Giới thiệu

Xin chào, tôi là Nguyễn Việt Dũng!
Tôi tạo trang website này với mong ước chia sẻ những thông tin về thị trường chứng khoán và forex, hy vọng các bạn sẽ thích nó!



item